Phòng TH-TN Bộ môn Điện tự động công nghiệp, Khoa Điện - Điện tử

 

          Bộ môn Điện tự động công nghiệp phụ trách đào tạo chuyên ngành Điện tự động công nghiệp, cơ sở vật chất được Nhà trường giao phụ trách bao gồm 05 phòng Lab, các phòng này đảm bảo cơ sở vật chất cho công tác thực hành, thí nghiệm, thực tập cơ sở, triển khai các hoat động nghiên cứu khoa học của giảng viên cũng như sinh viên. Các phòng Lab bao gồm:

1. Phòng Hệ thống tự động hóa;

2. Phòng Điều khiển hệ thống trong công nghiệp;

3. Phòng Lập trình điều khiển hệ thống;

4. Phòng Điện tử công suất và Điều khiển số & ứng dụng;

5. Phòng thực hành.

Các phòng thí nghiệm chuyên ngành Điện tự động công nghiệp sẽ là công cụ để thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy của Khoa Điện - Điện tử, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên trong thời gian tới; giúp cho sinh viên nắm vững lý thuyết, thực hành, hiểu rõ các yêu cầu của công việc triển khai dịch vụ công nghệ thông tin, triển khai hạ tầng trong thực tế; nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống; là môi trường để giảng viên, sinh viên, học viên cao tạo tiếp cận thực tế thông qua việc thực hành, mô phỏng bài toán thực tế. Từ đó hiểu rõ hơn về cách thức triển khai các bài toán liên quan ở doanh nghiệp, tránh bỡ ngỡ sau khi tốt nghiệp ra trường.

II. THÔNG TIN CHI TIẾT

1. Phòng Hệ thống tự động hóa

1.1. Thông tin chung

- Địa điểm: Phòng 810 Nhà A6.

- Việc đầu tư phòng thực hành nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên ngành Điện tự động công nghiệp nói riêng và sinh viên Khoa Điện - Điện tử nói chung liên quan đến hệ thống tự động hóa trong công nghiệp; nhằm gắn kết lý thuyết với thực hành, giúp sinh viên nhanh chóng làm chủ các kỹ thuật, phương pháp mới và phù hợp với thực tiễn hoạt động của các đơn vị trong thực tế, giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp cận các công nghệ mới và tiên tiến trên thế giới về ngành Điện tự động công nghiệp. Thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học, gắn kết việc học tập, giảng dạy với triển khai ứng dụng thực tế, thúc đẩy việc thu hút sinh viên đầu vào cũng như phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Tạo tiền đề cho sự đánh giá của các doanh nghiệp trong xã hội về chất lượng sinh viên sau khi ra trường, chất lượng đào tạo của Khoa và Nhà trường.

1.2. Mục tiêu cụ thể của phòng thực hành

- Phục vụ giảng dạy cho các học phần chính của chuyên ngành Điện tự động công nghiệp, cũng như các học phần của các chuyên ngành liên quan.

- Tạo môi trường triển khai đào tạo với hơn 1.000 SV của Khoa Điện - Điện tử.

- Tạo cơ hội cho sinh viên trau dồi kiến thức, làm chủ kỹ thuật thông qua việc thực hành trên hệ thống thực.

- Xây dựng môi trường hỗ trợ thực nghiệm, huấn luyện, nâng cao trình độ của các cán bộ giảng viên trong khoa cũng như những học viên sau đại học.

- Cung cấp cơ sở hạ tầng phục vụ, thử nghiệm cho các nghiên cứu khoa học liên quan. Giúp cho việc công bố các công trình trên các tạp chí và hội thảo mang tính thực tiễn cao hơn.

- Thu hút sự hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ. 

2. Phòng Điều khiển hệ thống trong công nghiệp

2.1. Thông tin chung

- Địa điểm: Phòng 502 Nhà A6.

- Phòng TH-TN Điều khiển hệ thống trong công nghiệp được trang bị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên ngành Điện tự động công nghiệp nói riêng và sinh viên Khoa Điện - Điện tử nói chung trong công tác thực hành gắn kết với lý thuyết, bộ môn Điện tự động công nghiệp đã được Nhà trường đầu tư với trang thiết bị hiện đại, phù hợp với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.

Phòng TH-TH bao gồm các trang thiết bị phục vụ cho việc đào tạo học phần Điều khiển số từ đó sinh viên có thể mô tả, thiết lập cấu trúc hệ thống, đánh giá các đáp ứng của đối tượng trên miền gián đoạn.

2.2. Mục tiêu cụ thể của phòng thực hành

- Phục vụ giảng dạy cho các học phần chính của chuyên ngành Điện tự động công nghiệp, cũng như các học phần của các chuyên ngành liên quan.

- Tạo môi trường triển khai đào tạo cho sinh viên Khoa Điện - Điện tử

- Cung cấp cơ sở hạ tầng phục vụ, thử nghiệm cho các nghiên cứu khoa học liên quan. Giúp cho việc công bố các công trình trên các tạp chí và hội thảo mang tính thực tiễn cao hơn.

- Tạo cơ hội cho sinh viên trau dồi kiến thức, làm chủ kỹ thuật thông qua việc thực hành trên hệ thống thực.

3. Phòng Lập trình điều khiển hệ thống

3.1. Thông tin chung

- Địa điểm: Phòng 308 Nhà A6.

- Phòng thí nghiệm Lập trình điều khiển hệ thống bao gồm một số trang thiết bị:

+ Hệ PLC S7300: Giúp hỗ trợ đào tạo về lập trình PLC, đưa ra các giải pháp đào tạo về điều khiển công nghiệp dựa trên nền tảng PLC. Do đó, học viên sau khi học xong các khóa học ở phòng thực hành này sẽ dễ dàng ứng dụng được trong các lĩnh vực công nghiệp.

+ Hệ thống thí nghiệm Vi điều khiển: Giúp hỗ trợ đào tạo thí nghiệm thực hành cho sinh viên đầy đủ các lĩnh vực liên quan đến vi điều khiển.

3.2. Mục tiêu cụ thể của phòng thực hành

- Phục vụ giảng dạy cho các học phần chính của chuyên ngành Điện tự động công nghiệp, cũng như các học phần của các chuyên ngành liên quan.

- Tạo môi trường triển khai đào tạo cho sinh viên Khoa Điện - Điện tử

- Tạo cơ hội cho sinh viên trau dồi kiến thức, làm chủ kỹ thuật thông qua việc thực hành trên hệ thống thực.

- Cung cấp cơ sở hạ tầng phục vụ, thử nghiệm cho các nghiên cứu khoa học liên quan. Giúp cho việc công bố các công trình trên các tạp chí và hội thảo mang tính thực tiễn cao hơn.

4. Phòng Điện tử công suất và Điều khiển số & ứng dụng

4.1. Thông tin chung

- Địa điểm: Phòng 101 Nhà A6.

4.2. Mục tiêu cụ thể của phòng thực hành

- Phục vụ giảng dạy cho các học phần chính của chuyên ngành Điện tự động công nghiệp, cũng như các học phần của các chuyên ngành liên quan.

- Tạo môi trường triển khai đào tạo với hơn 1.000 SV của Khoa Điện - Điện tử

- Tạo cơ hội cho sinh viên trau dồi kiến thức, làm chủ kỹ thuật thông qua việc thực hành trên hệ thống thực.

- Xây dựng môi trường hỗ trợ thực nghiệm, huấn luyện, nâng cao trình độ của các cán bộ giảng viên trong khoa cũng như những học viên sau đại học.

- Cung cấp cơ sở hạ tầng phục vụ, thử nghiệm cho các nghiên cứu khoa học liên quan. Giúp cho việc công bố các công trình trên các tạp chí và hội thảo mang tính thực tiễn cao hơn.

- Thu hút sự hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ.

5. Phòng thực hành

5.1. Thông tin chung

- Địa điểm: Phòng 107 Nhà A6.

5.2. Mục tiêu cụ thể của phòng thực hành

- Phục vụ giảng dạy cho các học phần của chuyên ngành Điện tự động công nghiệp, cũng như các học phần của các chuyên ngành liên quan.

- Tạo môi trường triển khai đào tạo với hơn 1.000 SV của Khoa Điện – Điện tử.

- Tạo cơ hội cho sinh viên trau dồi kiến thức, làm chủ kỹ thuật thông qua việc thực hành trên hệ thống thực.

- Xây dựng môi trường hỗ trợ thực nghiệm, huấn luyện, nâng cao trình độ của các cán bộ giảng viên trong khoa cũng như những học viên sau đại học.

- Cung cấp cơ sở hạ tầng phục vụ, thử nghiệm cho các nghiên cứu khoa học liên quan. Giúp cho việc công bố các công trình trên các tạp chí và hội thảo mang tính thực tiễn cao hơn.