Phòng thực hành Bộ môn máy và tự động công nghiệp, khoa Máy tàu biển

Phòng thực hành Bộ môn máy và tự động công nghiệp, khoa Máy tàu biển được lắp đặt tại Phòng 101 Nhà A3, đây là phòng thực hành đầu tiên (giai đoạn 1) trong khuôn khổ dự án đầu tư chuỗi các phòng thực hành thí nghiệm cho Bộ môn máy và tự động công nghiệp bao gồm:

- Phòng thực hành tự động hóa gồm:

+ Bộ thực hành cảm biến;

+ Module đào tạo cảm biến nhiệt độ Bàn thực hành điện công nghiệp

- Phòng thực hành khí nén: Bộ thực hành điện khí nén cơ bản.

- Phòng thực hành thủy lực: Bộ thực hành điện thủy lực cơ bản.

Việc đầu tư phòng thực hành nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên ngành Máy và tự động công nghiệp nói riêng và sinh viên Khoa Máy tàu biển nói chung liên quan đến hệ thống Máy và tự động công nghiệp; nhằm gắn kết lý thuyết với thực hành, giúp sinh viên nhanh chóng làm chủ các kỹ thuật, phương pháp mới và phù hợp với thực tiễn hoạt động của các đơn vị trong thực tế, giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp cận các công nghệ mới và tiên tiến trên thế giới về ngành Máy và tự động công nghiệp. Thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học, gắn kết việc học tập, giảng dạy với triển khai ứng dụng thực tế, thúc đẩy việc thu hút sinh viên đầu vào cũng như phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Tạo tiền đề cho sự đánh giá của các doanh nghiệp trong xã hội về chất lượng sinh viên sau khi ra trường, chất lượng đào tạo của Khoa và Nhà trường.

Mục tiêu cụ thể của phòng thực hành:

-   Phục vụ giảng dạy cho các học phần chính của chuyên ngành Máy và tự động công nghiệp, cũng như các học phần của các chuyên ngành liên quan.

-   Tạo môi trường triển khai đào tạo với hơn 1.000 SV của Khoa Máy tàu biển.

-   Tạo cơ hội cho sinh viên trau dồi kiến thức, làm chủ kỹ thuật thông qua việc thực hành trên hệ thống thực.

-   Xây dựng môi trường hỗ trợ thực nghiệm, huấn luyện, nâng cao trình độ của các cán bộ giảng viên trong khoa cũng như những học viên sau đại học.

-   Cung cấp cơ sở hạ tầng phục vụ, thử nghiệm cho các nghiên cứu khoa học liên quan. Giúp cho việc công bố các công trình trên các tạp chí và hội thảo mang tính thực tiễn cao hơn.

-   Thu hút sự hợp tác nghiên cứu, triển khai dịch vụ của các công ty dịch vụ khai thác Máy tàu biển và tự động công nghiệp liên quan.

Các phòng thí nghiệm chuyên ngành Máy và tự động hóa sẽ là công cụ để thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy của Khoa Máy tàu biển, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên trong thời gian tới: Giúp cho sinh viên nắm vững lý thuyết, thực hành, hiểu rõ các yêu cầu của công việc triển khai dịch vụ công nghệ thông tin, triển khai hạ tầng trong thực tế; nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống; là môi trường để giảng viên, sinh viên, học viên cao tạo tiếp cận thực tế thông qua việc thực hành, mô phỏng bài toán thực tế. Từ đó hiểu rõ hơn về cách thức triển khai các bài toán liên quan ở doanh nghiệp, tránh bỡ ngỡ sau khi tốt nghiệp.

 

DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ

 

No.
STT

Name & Spec. of Production
Tên sản phẩm & Thông số kỹ thuật

I

Phòng thực hành cảm biến

A

Thiết bị thực hành

1

Bộ thực hành cảm biến

 

- Model: AT.A0701

 

- Hãng sản xuất: TPA

 

- Xuất xứ: Việt Nam

 

I. Thông số kỹ thuật chung:

 

- Bộ thiết bị được thiết kế thành các module chuẩn A4, với kích thước tiêu chuẩn và cùng chuẩn kết nối, giúp ghép nối linh hoạt các thiết bị khi thực hành và dễ dàng nâng cấp sản phẩm.

 

- Bề mặt module được phủ Melamin chuyên dụng cho thiết bị thí nghiệm đảm bảo độ cứng cũng như độ cách điện.

 

- Kiểu in hình chỉ dẫn: In phim trên mặt module, đảm bảo tính thẩm mĩ cũng như tuổi thọ của thiết bị.

 

- Hộp nhựa module có thể tháo rời thành nhiều mảnh nhỏ hoặc có thể lắp ghép thêm để thành các hộp module lớn hơn.

 

- Trên mặt panel đã tích hợp các jack cắm 4mm chống giật

 

II. Nội dung bài thực hành

 

1. Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại cảm biến: cảm biến từ, cảm biến quang  loại phản xạ - khuếch tán, cảm biến quang loại phản xạ - gương, cảm biến quang loại thu - phát,  cảm biến điện dung, cảm biến cáp quang, cảm biến hồng ngoại, cảm biến tốc độ.

 

2. Dùng cảm biến tiệm cận từ xác định góc trên mâm/ đĩa quay

 

3. Dùng cảm biến quang phản xạ khuếch tán xác định vật cản

 

4. Dùng cảm biến quang phản xạ gương phát hiện khe hở

 

5. Dùng cảm biến quang thu phát để xác định vật cản

 

6. Dùng cảm biến điện dung để phân biệt vật kim loại, phi kim

 

7. Dùng cảm biến cáp quang/ sợi quang để phân biệt vật nhỏ 1mm

 

8. Dùng cảm biến hồng ngoại phát hiện người trong khoảng cách khoảng 2m

 

9. Dùng cảm biến tốc độ để đo tốc độ động cơ

 

III. Kỹ năng đạt được sau khi học:

 

1. Biết nguyên lý hoạt động và cấu tạo của các dòng cảm biến thường được sử dụng trong công nghiệp: cảm biến từ, cảm biến quang  loại phản xạ - khuếch tán, cảm biến quang loại phản xạ - gương, cảm biến quang loại thu - phát, cảm biến điện dung, cảm biến cáp quang, cảm biến hồng ngoại, cảm biến trọng lượng, cảm biến tốc độ.

 

2. Biết phân biệt chân tín hiệu của từng loại cảm biến đang sử dụng thông dụng trong công nghiệp hiện nay.

 

3. Biết đấu nối tín hiệu và xác định khoảng tham số làm việc của các cảm biến

 

4. Biết cách gá lắp từng loại cảm biến theo HDSD của nhà sản xuất

 

5. Biết ứng dụng từng loại cảm biến theo chỉ số IP của nhà sản xuất

 

6. Biết dùng từng cảm biến cho một ứng dụng cụ thể (theo bài thí nghiệm)

 

IV. Danh mục các module

 

1. Module nguồn một chiều

 

2. Module đào tạo cảm biến từ

 

3. Module đào tạo cảm biến quang (loại phản xạ - khuyếch tán)

 

4. Module đào tạo cảm biến quang (loại phản xạ - gương)

 

5. Module đào tạo cảm biến quang (loại  thu- phát)

 

6. Module đào tạo cảm biến điện dung

 

7. Module đào tạo cảm biến quang (cáp quang)

 

8. Module đào tạo cảm biến hồng ngoại

 

9. Module đào tạo cảm biến trọng lượng

 

10. Module đào tạo đồng hồ hiển thị trọng lượng

 

11. Module đào tạo cảm biến tốc độ

 

12. Module đào tạo cảm biến nhiệt độ

 

13. Module nguồn xoay chiều

 

14. Module đào tạo rơ le trung gian

 

15. Bộ phụ kiện

2

Module đào tạo cảm biến nhiệt độ

 

- Model: TPAD.S0705

 

- Hãng sản xuất: TPA

 

- Xuất xứ: Linh kiện ngoại, Việt Nam lắp ráp

 

- Tình trạng thiết bị: Mới 100%

 

- Tiêu chuẩn

 

   + Tiêu chuẩn Quản lý Chất lượng ISO 9001:2015

 

A. Nội dung bài thực hành:

 

1. Lý thuyết: Tìm hiểu nguyên lý và đặc tính vật lý bên trong của cảm biến nhiệt điện trở Pt100

 

2. Thực hành đo giá trị tín hiệu đầu ra của Pt100 với nhiệt độ đầu vào 0-100 độ C

 

3. Thực hành thiết lập ngưỡng cảnh báo dải nhiệt đầu vào trên bộ điều khiển nhiệt độ

 

4. Thực hành sử dụng cảm biến nhiệt độ trong chu trình gia nhiệt

 

B. Kỹ năng đạt được sau khi học:

 

1. Biết nguyên lý chung của các loại cảm biến nhiệt

 

2. Biết nguyên lý, dải đo, cách đấu nối cảm biến nhiệt Pt100

 

3. Biết sử dụng Pt100, cặp nhiệt điện với bộ điều khiển nhiệt độ

3

Bộ đào tạo cảm biến áp suất

 

I. Thông số kỹ thuật chung:

 

- Bộ thiết bị được thiết kế thành các module, với kích thước tiêu chuẩn và cùng chuẩn kết nối, giúp ghép nối linh hoạt các thiết bị khi thực hành và dễ dàng nâng cấp sản phẩm.

 

- Bề mặt module được phủ Melamin chuyên dụng cho thiết bị thí nghiệm đảm bảo độ cứng cũng như độ cách điện.

 

- Kiểu in hình chỉ dẫn: In phim trên mặt module, đảm bảo tính thẩm mĩ cũng như tuổi thọ của thiết bị.

 

- Trên mặt panel đã tích hợp các jack cắm 4mm chống giật

 

II. Nội dung bài thực hành:

 

1. Lý thuyết: Tìm hiểu nguyên lý của cảm biến áp suất, dải đo và các đơn vị đo áp suất.

 

2. Thực hành đo giá trị áp suất trong thân xilanh theo các tải khác nhau

 

3. Thực hành thiết lập ngưỡng cảnh báo áp suất trên đồng hồ áp

 

III. Kỹ năng đạt được sau khi học:

 

1. Biết nguyên lý đo của cảm biến áp suất

 

2. Biết xác định dải đo, cách đấu nối cảm áp suất với đồng hồ đo

 

3. Biết sử dụng cảm biến áp suất trong một ứng dụng cụ thể: áp suất chất lỏng bên trong xilanh

II

Phòng thực hành khí nén thủy lực

1

Bộ thực hành điện khí nén cơ bản

 

I. Thông số chung

 

- Bộ thiết bị được thiết kế thành các module rời với kích thước tiêu chuẩn và cùng chuẩn kết nối, giúp ghép nối linh hoạt các thiết bị khi thực hành và dễ dàng nâng cấp sản phẩm.

 

- Thiết bị khí nén của hãng SMC - Nhật Bản  

 

II. Nội dung đào tạo:

 

- Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động các phần tử khí nén, điện khí nén trong thực tế

 

- Cách sử dụng của các phần tử

 

- Hiểu và vẽ các sơ đồ mạch cho các loại van và xilanh theo ứng dụng

 

- Cách vận hành xylanh đơn, chiều tác động của xylanh đơn, cách điều chỉnh dòng khí đi qua van 3/2

 

- Chiều tác động của xylanh tác động kép, cách vận hành van điện 5/2

 

- Chiều tác động của xylanh tác động kép, cách vận hành van 5/2 tác động điện

 

- Lập trình và điều khiển xilanh dựa vào phản hồi tín hiệu điện, cách sử dụng các loại cảm biến phát hiện hành trình trong thực tế

 

- Thực hành mô phỏng nguyên lý một số ứng dụng trong thực tế

 

- Đấu nối các mạch khí nén:

 

  + Lý thuyết về khí nén

 

  + Thiết bị phân loại

 

  + Thiết bị đóng ngắt

 

  + Cơ cấu xoay vật trên băng tải

 

  + Cơ cấu đóng nắp

 

  + Trạm lắp ráp

 

  + Cơ cấu máy cắt

 

  + Điều khiển nghiêng thùng

 

  + Cơ cấu tạo độ nghiêng

 

  + Thiết bị làm chuyển hướng sản phẩm

 

  + Cơ cấu điều khiển van cánh quạt

 

  + Bộ cấp phôi dùng trọng lực

 

  + Bộ cấp phôi dùng trọng lực có nhiều rãnh

 

  + Thiết bị điều khiển băng tải

 

  + Bàn quay dán nhãn sản phẩm

 

  + Bàn trượt

 

  + Thiết bị kẹp

 

  + Thiết bị đảo hướng

 

  + Thiết bị dập ép

 

  + Thiết bị hàn kín bằng nhiệt

 

  + Trạm di chuyển

 

  + Phân loại sản phẩm (thực hành van tiết lưu)

 

  + Thiết bị phân loại (thực hành van OR)

 

  + Thiết bị dập ép (thực hành van AND)

 

  + Thiết bị cấp phôi (thực hành rơle thời gian)

 

III. Kỹ năng đạt được

 

- Kỹ năng tính toán các hệ thống truyền động bằng khí nén

 

- Kỹ năng phân tích bài toán, lựa chọn thiết bị phù hợp và phương pháp điều khiển phù hợp

 

- Kỹ năng tìm nguyên nhân hư hỏng, nắm bắt hiện tượng lỗi và ra quyết định giải quyết vấn đề

 

IV. Danh mục thiết bị

 

Bộ cấp khí

 

1. Bộ lọc, điều áp với van phân phối 3/2

 

2. Bộ phân phối khí

 

3. Bộ điều áp có đồng hồ hiển thị áp suất

 

4. Đồng hồ áp suất 1MPa

 

Thiết bị điều chỉnh lưu lượng

 

5. Van tiết lưu một chiều (kép)

 

6. Van OR

 

7. Van AND

 

Cơ cấu chấp hành

 

8. Xilanh tác động đơn

 

9. Xilanh tác động kép

 

Van điện từ khí nén

 

10. Van điện từ khí nén thường đóng 3/2 Cuộn hút đơn

 

11. Van định thời 3/2 thường đóng, có thể chuyển đổi

 

12. Van điện từ khí nén 5/2 cuộn hút đơn

 

13. Van điện từ khí nén 5/2 cuộn hút kép

 

Mô đun điều khiển

 

14. Module nguồn một chiều

 

15. Module đào tạo lắp đặt nút ấn

 

16. Module đào tạo lắp đặt rơle trung gian

 

17. Module đào tạo lắp đặt rơle thời gian (Rơle thời gian ON)

 

18. Module đào tạo lắp đặt rơle thời gian (Rơle thời gian OFF)

 

19. Module đào tạo lắp đèn báo, còi báo (Bộ hiển thị đèn còi)

 

20. Module đào tạo phân phối điện

 

21. Công tắc hành trình điện

 

22. Cảm biến tiệm cận kiểu điện dung

 

23. Cảm biến tiệm cận quang

 

24. Cảm biến tiệm cận kiểu từ tính

 

25. Module đào tạo bộ đếm

 

Các bộ biến đổi điện - khí nén

 

26. Công tắc áp suất - điện

 

27. Đồng hồ áp suất có kèm công tắc áp suất

 

Các phụ kiện

 

28. Ống khí nén

 

29. Bộ 10 đầu nối chữ T

 

30. Bộ 10 đầu bịt 4mm

 

31. Dụng cụ cắt ống

 

32. Dụng cụ gỡ ống

 

33. Bộ tài liệu thực hành

 

34. Bàn chuyên dụng cho đào tạo khí nén - điện khí nén

 

35. Tủ có khay đựng các thành phần khí nén

 

36. Thanh gá dây thí nghiệm

 

37. Máy nén khí có bình chứa

2

Bộ thực hành điện thủy lực cơ bản

 

I. Thông số chung

 

- Bộ thiết bị được thiết kế thành các module rời với kích thước tiêu chuẩn và cùng chuẩn kết nối, giúp ghép nối linh hoạt các thiết bị khi thực hành và dễ dàng nâng cấp sản phẩm.

 

- Đế gá thiết bị thủy lực gia công bằng nhôm khối, anot hóa bề mặt đảm bảo độ cứng, bền và thẩm mĩ.

 

- Trên module đã tích hợp sẵn bộ chân gá bằng nhựa:

 

- Bộ chân gá sử dụng cơ cấu bánh răng liên kết giữa cần gạt và chân nhựa.

 

- Chân nhựa gá hình chữ nhật, thao tác khóa bằng cách gạt cần hãm xoay một góc 90 độ để dễ dàng cho vào rãnh nhôm và khóa giữ.

 

II. Nội dung đào tạo

 

- Nguyên lý vật lý của thủy lực.

 

- Đặc điểm về áp suất và lưu lượng thủy lực

 

- Giảm áp trên đường ống thủy lực

 

- Tìm hiểu chức năng, cách sử dụng của các loại van thủy lực và các phần tử khác.

 

- Điều khiển hệ thống thủy lực cơ bản

 

- Hiểu và vẽ lại được các sơ đồ mạch thủy lực sẵn có

 

- Thực hành với các van điều khiển lưu lượng

 

- Thực hành điều khiển động cơ thủy lực

 

- Thực hành điều khiển xi lanh thủy lực

 

- Thực hành thiết kế các mạch thủy lực ứng dụng

 

- Lắp ráp và vận hành các mạch điều khiển:

 

  + Bài 1: Sắp xếp thiết bị

 

  + Bài 2: Phân loại sản phẩm trên băng tải

 

  + Bài 3: Trạm nâng

 

  + Bài 4: Thiết bị uốn tôn

 

  + Bài 5: Thiết bị ép-lắp chi tiết

 

  + Bài 6: Máy dập ép

 

  + Bài 7: Điều khiển cửa

 

  + Bài 8: Thiết bị cắt gọt

 

  + Bài 9: Thiết bị dẫn tiến cho máy khoan

 

  + Bài 10: Máy ép

 

  + Bài 11: Thiết bị nạp

 

  + Bài 12: Thiết bị lắp ráp

 

III. DANH SÁCH THIẾT BỊ

 

1. Bàn chuyên dụng cho thực hành thủy lực 2 mặt làm việc

 

2. Đồng hồ đo áp suất 

 

3. Van điều khiển lưu lượng một chiều

 

4. Van một chiều, áp suất mở 0.4 bar

 

5. Van một chiều, áp suất mở 5 bar

 

6. Đầu nối chữ T

 

7. Van giảm áp, van áp suất tuần tự

 

8. Van tiết lưu

 

9. Van một chiều điều khiển phụ trợ

 

10. Xi lanh tác động kép

 

11. Động cơ thủy lực

 

12. Bộ phân phối thủy lực (P1, P2, T)

 

13. Bộ phân phối dầu thủy lực

 

14. Tải trọng 9kg

 

15. Module đào tạo lắp đặt rơle trung gian (Bộ 3 rơle)

 

16. Module đào tạo lắp đặt nút ấn (Bộ tạo tín hiệu đầu vào)

 

17. Module đào tạo đèn báo, còi báo

 

18. Van điện từ 4/2

 

19. Van điện từ 4/3 có vị trí giữa đóng

 

20. Công tắc giới hạn hành trình phải

 

21. Công tắc giới hạn hành trình trái

 

22. Ống thủy lực dài 600

 

23. Ống thủy lực dài 1000

 

24. Module nguồn một chiều

 

25. Bộ nguồn thuỷ lực

 

26. Dụng cụ xả áp dư

 

27. Công tắc áp suất